Tổng cục Khí tượng Thủy văn tổ chức cuộc họp thông tin về diễn biến bão số 9 - Molave

Tổng cục Khí tượng Thủy văn tổ chức cuộc họp thông tin về diễn biến bão số 9 - Molave

Tổng cục Khí tượng Thủy văn tổ chức cuộc họp thông tin về diễn biến bão số 9 - Molave
Chi tiết bài viết
922 Lượt xem

 

Tổng thư ký Hội Khí tượng Thủy văn Việt Nam cho rằng không có khả năng nào cho thấy bão số 9 sẽ đổ bộ đất liền Quảng Ngãi - Bình Định với sức gió mạnh dưới cấp 11-12.

 

Chiều 27/10, Tổng cục Khí tượng Thủy văn tổ chức cuộc họp thông tin về diễn biến bão số 9 - Molave - cơn bão được đánh giá là có khả năng tác động lớn tới đất liền Trung Bộ khi di chuyển nhanh và đổ bộ với cường độ mạnh.

 

Bão có thể đổ bộ trong 15-18 giờ tới

 

Báo cáo tại cuộc họp, ông Hoàng Phúc Lâm, Phó giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, cho biết bão Molave đang duy trì sức gió mạnh cấp 13-14, giật cấp 17. Bão có xu hướng yếu hơn so với 6 giờ trước nhưng trong những giờ tới, bão sẽ mạnh trở lại.

 

Theo cơ quan khí tượng Nhật Bản, bão số 9 có thể đạt cường độ cực đại lúc 19h tối nay (27/10). Lúc này, bão mạnh cấp 14, giật cấp 17.

 

Hiện, các mô hình dự báo thể hiện quỹ đạo bão không quá phức tạp, có độ tin cậy cao nhưng cường độ ở thời điểm bão đổ bộ khác nhau khá nhiều.

 

Một số mô hình thể hiện bão có thể đổ bộ với sức gió cao nhất lên đến 50 m/s, tương đương cấp 16-17. Trong khi nhiều mô hình cho thấy sức gió ở thời điểm bão cập bờ chỉ đạt 30 m/s, chưa đến cấp 12.

 

Ông Hoàng Phúc Lâm, Phó giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia

 

Tổng hợp và phân tích các điều kiện tương tác, ông Lâm cho biết cơ quan khí tượng giữ nguyên dự báo bão đổ bộ đất liền vào sáng 28/10 với cường độ mạnh cấp 12-13, giật cấp 15. Trọng tâm bão đi vào là các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Bình Định.

 

“Tham khảo nhận định của các cơ quan khí tượng quốc tế, chúng tôi dự báo mưa lớn và gió mạnh do bão trên đất liền bắt đầu từ 19h tối 27/10 và kéo dài đến 19h tối 28/10. Mưa và gió mạnh kéo dài liên tục trong 24 giờ, sau đó giảm dần”, ông Lâm nói.

 

Theo ông Lê Thanh Hải, Tổng thư ký Hội Khí tượng Thủy văn Việt Nam, trong vòng 5 giờ qua, bão không đi chếch lên, mà đang đi theo chính tây (đi ngang). Với tốc độ rất nhanh là 25 km/h, bão sẽ đi thẳng vào bờ.

 

"Theo quy luật, bão đi ngang bao giờ cũng đi nhanh hơn so với các cơn bão đi chếch lên", ông Hải nói và dự báo chỉ trong vòng 15-18 giờ tới, tâm bão sẽ cập bờ, ngay trên đất liền Quy Nhơn, hoặc ở khu vực giữa Quảng Ngãi - Bình Định.

 

Phân tích thêm về khả năng suy yếu, ông Hải cho biết nếu 19h tối nay bão đạt cường độ là cấp 14, giật cấp 17 và trường hợp khả quan sau đó, cứ 3 tiếng bão giảm 1 cấp thì đến khi vào bờ, bão vẫn mạnh đến cấp 11-12.

 

“Không có cơ may nào cho thấy bão sẽ suy yếu hơn cường độ dự báo khi vào đất liền”, ông Hải nói.

 

'Tác động rất khủng khiếp'

 

Trao đổi với Zing, ông Lâm cho biết bão Molave có nhiều đặc điểm và cường độ tương tự các cơn bão trong quá khứ từng đổ bộ đất liền Việt Nam như các cơn bão: Xangsane (2006), Damrey (2017) và Haiyan (2013), Lekima (2007), Son Tinh (2012), Marinae (2016)...

 

Những cơn bão này từng gây ra nhiều tác động lớn cho khu vực bão đổ bộ như gây đổ cột phát sóng truyền hình, đổ nhà cửa, nhà tốc mái.

 

Do đó, chuyên gia nhận định nếu bão đổ bộ với sức gió mạnh cấp 12-13 như dự báo, sức tàn phá của bão cực kỳ khủng khiếp. Nhà cấp 4 của người dân rất khó để chống chịu trước sức gió này.

 

Cường độ gió rất mạnh cũng gây ra nguy cơ sóng ở vùng biển ven bờ cao 4-7 m. Chuyên gia dự báo ảnh hưởng của bão gây ra tình trạng nước biển dâng 0,5-1,5 m ở vùng biển ven bờ các tỉnh từ Thừa Thiên - Huế đến Quảng Ngãi.

 

Dự báo đường đi của bão số 9 chuẩn bị tiến vào đất liền từ Đà Nẵng - Phú Yên.

 

Kết luận cuộc họp, Bộ trưởng TN&MT Trần Hồng Hà cho rằng với dự báo bão gây gió mạnh trên đất liền lên đến cấp 12-13, giật cấp 15, Molave sẽ là một trong những cơn bão gây gió trên đất liền mạnh nhất trong vòng 20 năm trở lại đây.

 

Đánh giá về công tác dự báo, bộ trưởng cho biết ngoài các cảnh báo về mưa lớn và gió mạnh, dự báo bão cần đi kèm đánh giá tổ hợp thiên tai như sạt lở, lũ ống, lũ quét.

 

Thông qua các nghiên cứu về đới đứt gãy của ngành địa chất, ngành khí tượng thủy văn có thể triển khai thêm các công tác dự báo trực tiếp đến từng địa danh, tọa độ nhạy cảm khi có cộng hưởng các yếu tố liên quan gây nguy cơ cao sạt lở, lũ ống, lũ quét do ảnh hưởng của bão.

 

 

 

Bài viết khác
Về đầu trang
Zalo
Hotline tư vấn: 0989398633